Tìm kiếm:
Liên kết các đối tác ITS:
Back to homepage Trang chủ |  Tin tức |  QT Hệ thống |  CN Phần mềm |  Siêu thị số |  Website |  Hosting |  Hỗ trợ
   Network system
   Siêu thị máy tính
   Trang chủ » Tin tức
Đánh giá bo mạch chủ Asus X99 Deluxe
Thiết kế sản phẩm dựa trên nền tảng Haswell-E, hỗ trợ bộ xử lý socket LGA-2011 v3 cùng công nghệ đặc trưng Dual Intelligent Processor 5 hỗ trợ ép xung.
Thiết kế



Mẫu bo mạch chủ Asus X99 Deluxe, nền tảng Haswell-E, hỗ trợ socket LGA-2011 v3.

Asus X99 Deluxe thuộc thế hệ bo mạch chủ Haswell-E với chipset Intel X99 Express cùng bộ xử lý socket LGA-2011 v3. Sản phẩm kích thước chuẩn ATX nên chỉ phù hợp với thùng máy đứng cỡ trung hoặc cỡ lớn để có không gian rộng, thoáng, tiện dụng khi tháo lắp cũng như đảm bảo khả năng tản nhiệt.



Socket LGA-2011 v3 thiết kế giống hệt LGA-2011 nhưng không có tính tương thích ngược.

Điểm cần lưu ý là nền tảng mới sử dụng socket LGA-2011 v3 cũng có thiết kế tương đồng với socket LGA-2011 của Sandy Bridge-E và Ivy Bridge-E nhưng lại không có tính tương thích ngược. Điều này cũng đồng nghĩa chip Haswell-E Core i7-5930K sẽ không chạy được trên bo mạch chủ X79 cũ và ngược lại chip Ivy Bridge-E 4960X cũng không chạy được với bo mạch chủ mới.

Ngoài ra, nền tảng Haswell-E cũng hỗ trợ thế hệ bộ nhớ mới DDR4 với hai cải tiến quan trọng là mức tiêu thụ điện năng giảm còn 1,2V và băng thông lớn hơn nhờ phát triển của tuyến truyền dữ liệu (bus) hoàn toàn mới.



Khu vực mạch cấp nguồn với các thành phần linh kiện, tụ điện có độ bền cao, giúp tăng tính ổn định khi ép xung.

Bên cạnh đó, Asus X99 Deluxe còn được trang bị một số công nghệ đặc trưng của hãng như Dual Intelligent Processors 5 (công nghệ xử lý kép thông minh thế hệ 5) gồm các thành phần Turbo App, Fan Expert 3, TPU, Digi+ Power Control và EPU giúp người dùng quản lý, cấu hình hệ thống đơn giản, tiện dụng hơn.



Nút nguồn, khởi động lại và một số nút chức năng khác cũng được tích hợp trên bo mạch, tăng sự tiện dụng cho người dùng.

Công nghệ OC socket bổ sung một số chân (pin) phụ trong socket LGA-2011 v3 sẽ tự động kích hoạt, cho phép kiểm soát mức điện năng cấp cho bộ xử lý chính xác hơn đồng thời giúp hệ thống ổn định khi ép xung. Thiết kế mạch T-Topology nhằm giảm thiểu độ nhiễu làm suy yếu tín hiệu truyền giữa bộ xử lý và RAM do không tương đồng trở kháng.



Giao tiếp SATA 3.0 và SATA Express trên bo mạch.

Ngoài những ưu điểm kế thừa từ thế hệ trước, mẫu bo mạch chủ mới của Asus còn tăng cường hỗ trợ SSD chuẩn M.2 và SATA Express cùng một số tính năng mới như khả năng quản lý điện năng hiệu quả hơn, hỗ trợ micro SSD (µSSD) và SSD chip đơn trong thiết bị lưu trữ dạng nhúng (embedded SSD).

So với giao tiếp SATA 3.0, PCI Express và SATA Express sử dụng tuyến PCI Express 3.0 để chuyển tải dữ liệu và có băng thông đạt mức 10 Gb/s, tức cao hơn khoảng 67% nên giúp hệ thống giảm thiểu hiện tượng nghẽn cổ chai khi truy xuất dữ liệu. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với những hệ thống cần xử lý nhiều tác vụ cùng lúc.



Cổng kết nối thiết bị ngoại vi ở mặt sau.

Ấn tượng không kém là “dàn” khe cắm RAM lên đến 8 khe chạy ở chế độ bốn kênh (quad channel), hỗ trợ RAM DDR4 xung nhịp từ 2.133 đến 3.200MHz với tổng dung lượng bộ nhớ tối đa 64GB. Công nghệ XMP (Intel extreme memory profile) giúp người dùng dễ dàng tối ưu các thông số RAM chỉ với một vài thiết lập đơn giản trong BIOS.

Tuy nhiên trên thực tế cho thấy, để cấu hình thử nghiệm chạy ổn định với kit RAM Kingston HyperX Predator HX430C15PB2K4/16 (DDR4 16GB, bus 3.000MHz), ngoài việc thiết lập chế độ XMP profile thì Test Lab cũng phải tăng điện thế RAM lên mức 1,55V và CPU là 1,36V.



Khe PCI Expres x16 3.0 trên bo mạch. Về lý thuyết có thể gắn đến 5 card đồ họa cùng chạy ở băng thông 8x.

Bo mạch chủ có đến 5 khe PCI Express x16 3.0 dành cho card đồ họa rời, hỗ trợ băng thông tối đa 16x – 16x trong trường hợp ghép nối hai card theo công nghệ 2-way CrossFire hoặc SLI. Trường hợp tối đa, người dùng có thể gắn và chạy 5 card đồ họa cùng lúc với băng thông 8x mỗi card nhưng chỉ mang tính trình diễn hơn là sử dụng thực tế. Ngoài ra còn một khe PCI Express x16 chạy ở chế độ x4 phù hợp với SSD chuẩn M.2.

Bảng so sánh thông số kỹ thuật



Hiệu năng



Công nghệ âm thanh Crystal Sound 2 với khu vực audio thiết kế chống nhiễu (EMI) nhằm giảm thiểu những tạp âm ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.

Để đánh giá hiệu năng mẫu bo mạch chủ Asus X99 Deluxe, Test Lab sử dụng cấu hình thử nghiệm với CPU Intel Core i7-5930K, card đồ họa AMD R9 270X, SSD Corsair Force GS 240GB, nguồn Cooler Master Real Power Pro 1250W và hệ điều hành Windows 7 Ultimate 64bit sp1 cùng bộ trình điều khiển phần cứng (driver) đi kèm.

Các công cụ gồm PCMark 8 đánh giá hiệu năng tổng thể và những phép thử thành phần như CineBench R11.5 (64 bit), 3DMark Cloud Gate, Heaven Benchmark v4.0 và PCMark 05. Trong quá trình thử nghiệm, các phép thử được lấy kết quả trung bình sau ba lần chạy.

So với một số bo mạch chủ X99 cùng dòng Test Lab từng thử nghiệm thì hiệu năng tổng thể mẫu sản phẩm X99 Deluxe của Asus được đánh giá tốt, điểm số các phép thử đạt được dù cao hơn nhưng không đáng kể so với giá trị trung bình. Điều này cũng bình thường vì thiết kế sản phẩm sử dụng cùng chipset và có cùng cấu hình thử nghiệm.



Với PCMark 8 Home, cấu hình thử nghiệm đạt 4.488 điểm và PCMark 8 Creative đạt 4.018 điểm.



Với Cinebench R11.5 kiểm tra khả năng dựng hình 3D của bộ xử lý và đồ họa tích hợp qua thư viện OpenGL, cấu hình thử nghiệm đạt 12,05 điểm phép thử CPU đa nhân (multi-core), trong đó mỗi nhân đạt 1,73 điểm (CPU single core) và 113,08 khung hình/giây (fps) ở phép thử OpenGL.



Trong thử nghiệm khả năng xử lý đồ họa với 3DMark Cloud Gate, hệ thống đạt 9.949 điểm Physics, 44.130 điểm Graphics và hiệu năng tổng thể đạt 25.024 điểm.



Với Heaven Benchmark, một phép thử đồ họa có khá nhiều nét tương đồng với 3DMark nhưng nhấn mạnh công nghệ Tessellation trong DirectX 11, Asus X99 Deluxe đạt 2.665 điểm và tốc độ xử lý khung hình đạt 105,8 fps.

Công suất tiêu thụ



Kiểm tra công suất tiêu thụ của cấu hình thử nghiệm (không bao gồm màn hình) cho thấy ở chế độ không tải, cấu hình thử nghiệm tiêu thụ khoảng 123W (tính theo trị số trung bình) và cao nhất là 256,6 W trong phép thử đồ họa 3DMark (tính theo trị số cao nhất).

Nếu so với một số bo mạch chủ cùng nền tảng Test Lab từng thử nghiệm thì X99 Deluxe của Asus có mức tiêu thụ năng lượng cao hơn so với giá trị bình quân cả ở chế độ không tải lẫn khi tải nặng.

Chi tiết kết quả thử nghiệm



Cấu hình thử nghiệm: CPU Intel Core i7-5930K, card đồ họa AMD R9 270X, SSD Corsair Force GS 240GB, RAM Kingston DDR4 HyperX Predator HX430C15PB2K4/16, nguồn Cooler Master Real Power Pro 1250W và hệ điều hành Windows 7 Ultimate x64 sp1.

Theo pcworld
Share on
Các tin đã đưa
+ Windows 10: Những thủ thuật bảo vệ tính riêng tư
+ Microsoft mua lại nhà phát triển SwiftKey
+ Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về mối nguy hiểm khi lướt web
+ Khi nào Windows 10 có bản cập nhật lớn?
+ Kích hoạt tính năng Touch to Search trên Chrome
Trang [1] 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 [»]
Giới thiệu  |   Khách hàng  |   Hỗ trợ  |   Tin tức  |   Liên hệ  |   Trang chủ To top
ITS
- Giới thiệu
- Liên hệ
Quản trị Hệ thống
- Thiết kế hệ thống
- Dịch vụ QTHT
- Bảo mật thông tin
Công nghệ Phần mềm
- Quản lý dự án - PMS
- Mô phỏng kế toán
Siêu thị số
- Máy tính xách tay
- Máy tính lắp ráp
- Máy chủ
- Sản phẩm mới
Thiết kế Web
- Web tĩnh
- Web động
Domain/Hosting
- Dịch vụ Domain/Hosting